CÔNG ĐOÀN VỚI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC & MÔI TRƯỜNG

CÔNG ĐOÀN VỚI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC & MÔI TRƯỜNG

Thực hiện kế hoạch phát động của Công đoàn trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên trong phong trào thi đua “Lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học”. Công đoàn Khoa Công nghệ Hoá học & Môi trường phối hợp với đơn vị triển khai với phong trào phát động của Công đoàn trường nhằm phát huy thế mạnh đội ngũ cán bộ giảng viên cũng như khai thác cơ sở vật chất. Trong giai đoạn từ 2017-2021, Khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường, đã có hơn 10 năm kinh nghiệm đào tạo nhân lực trong những lĩnh vực này với đội ngũ giảng viên của khoa có trình độ chuyên môn cao. Hiện nay, đội ngũ viên chức của khoa 100% giảng viên có trình độ Thạc sỹ trở lên trong đó có 63% giảng viên là Tiến sĩ tốt nghiệp từ các trường đại học, các viện nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước như đại học Doshisha-Nhật Bản, đại học Bách khoa Hà Nội, đại học Quốc gia Hà Nội, viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Cán bộ giảng viên khoa Công nghệ Hoá học & Môi trường

Ngoài nhiệm vụ đào tạo, các giảng viên trong khoa còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học với nhiều công trình có ý nghĩa thực tiễn cao. Từ năm 2019 đến nay giảng viên của khoa có 02 sáng chế được đăng kí tại cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, 01 giống lúa mới được Cục Trồng trọt, bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn công nhận lưu hành.

Hai sáng chế nhằm nâng cao khả năng bám dính của cao su thiên nhiên lên bề mặt thép gồm sáng chế“Phương pháp nâng cao độ bám dính của cao su thiên nhiên với thép sử dụng ôxít sắt từ (Fe3O4) và các vật liệu cao su kết hợp với thép (vật liệu không thể tách dời) sản xuất theo phương pháp này” đề cập đến phương pháp nâng cao độ bám dính của cao su trên cơ sở cao su thiên nhiên (NR) với bề mặt vật liệu thép sử dụng ôxít sắt từ (Fe3O4) nhằm tối ưu đơn pha chế của cao su và quy trình xử lý bề mặt thép. Và sáng chế “Phương pháp nâng cao độ bám dính của cao su thiên nhiên với thép sử dụng bariferit (BaFe12O19) và các vật liệu cao su kết hợp với thép (vật liệu không thể tách dời) sản xuất theo phương pháp này” đề cập đến phương pháp nâng cao độ bám dính của cao su trên cơ sở cao su thiên nhiên (NR) với bề mặt vật liệu thép sử dụng bariferit (BaFe12O19) nhằm tối ưu đơn pha chế của cao su và quy trình xử lý bề mặt thép. Hai sáng chế này đã được gửi tham dự cuộc thi “Hirvatski salon innovacia S me đunarodnim sudjelovanjem international invention show” tại Zagreh,croatia, tháng 11 năm 2020 và đã giành huy chương vàng.

Giống lúa HY198 được cục Trồng trọt công nhận lưu hành, đã được khảo nghiệm quốc gia, khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất. Tổng diện tích khảo nghiệm tại các tỉnh phía bắc năm 2017-2018 là 247,7 ha, năm 2019-2020 là 139 ha. Giống lúa HY198 đã được Cục trồng trọt-Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống lúa sản xuất thử nghiệm các tỉnh phía Bắc theo số 30/QĐ-TT-CLT ngày 25 tháng 01 năm 2019 và cho mở rộng vùng sản xuất theo thông báo số 280/TT-CLT ngày 29 tháng 05 năm 2019.

Song song, giảng viên trong khoa còn là chủ nhiệm của 01 đề tài Nafosted đánh giá độc chất môi trường, 03 đề tài cấp trường trọng điểm về lĩnh vực môi trường, vật liệu mới với nhiều công bố trên tạp chí uy tín Quốc tế (ISI, Scorpus). Một trong các địa điểm để các giảng viên của khoa thực hiện nghiên cứu Khoa học và triển khai các ứng dụng thực tế là Trung tâm Nghiên cứu Phân tích và Xử lý môi trường. Trung tâm đã đạt chứng nhận đăng kí hoạt động thử nghiệm và đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (VIMCERTS 281). Các giảng viên sẽ cùng tham gia các hoạt động dịch vụ quan trắc, phân tích, xử lý môi trường cho các công ty, xí nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung.

 

Ngoài ra, giảng viên của khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường luôn đi đầu trong các phong trào hoạt động vì cộng đồng. Trong đợt dịch Covid bùng phát, giảng viên trong khoa đã cùng các sinh viên làm nước rửa tay khô gửi tặng các vùng tâm dịch, bộ đội biên phòng, các trường học, công ty trên địa bàn tỉnh. Hoạt động này đã được Công đoàn Giáo dục Việt Nam đánh giá, ghi nhận, gửi thư cảm ơn.

 

Cán bộ giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học

Khoa cũng tham gia tổ chức các hoạt động thu gom, phân loại rác World Clean-Up, hướng ứng phong trào giờ Trái Đất.

Liên kết