Được biết đến là một trong những chuyên gia đầu ngành về bệnh nội tiết, với 20 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật tuyến giáp, Ths. bác sĩ Mai Văn Sâm đã góp phần đem lại sức khỏe cho nhiều người bệnh, giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống...
Bệnh lý tuyến giáp được liệt vào nhóm những căn bệnh thường gặp trong xã hội, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhiều biến chứng.
Được biết đến là một trong những chuyên gia đầu ngành về bệnh nội tiết, với 20 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật tuyến giáp, Ths. bác sĩ Mai Văn Sâm đã góp phần đem lại sức khỏe cho nhiều người bệnh, giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bác sĩ Mai Văn Sâm
Giới y học vẫn gọi bác sĩ Mai Văn Sâm là người có “đôi bàn tay ma thuật” trong phẫu thuật tuyến giáp, không chỉ bởi chuyên môn dày dạn trong nghề mà còn bởi những đóng góp của anh trong việc cải tiến phương pháp kỹ thuật mổ, giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả bệnh lý tuyến giáp. Nói về một ngày của bác sĩ Mai Văn Sâm, có lẽ dùng hai từ bận mải là chưa đủ, bởi khối lượng công việc mà anh xử lý hằng ngày là vô cùng lớn: vừa đảm nhận vai trò Giảng viên của trường Đại học Y Hà Nội, đồng thời anh cũng là cố vấn chuyên môn, chuyên gia phẫu thuật tại nhiều bệnh viện lớn. Hầu hết thời gian của mình, bác sĩ Sâm đều dành cho bệnh nhân, những người đang cần sự giúp đỡ và mang nhiều tâm lý hoang mang trước bệnh tật. Đó cũng là công việc mà anh đã gắn bó suốt 20 năm nay, là sự nghiệp mà cả cuộc đời anh theo đuổi. Được biết, năm 1998, bác sĩ Mai Văn Sâm tốt nghiệp chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình và hàm mặt tại trường Đại học Y Hà Nội. Sau đó, anh tiếp tục học thêm hai năm thạc sĩ rồi về công tác tại khoa ngoại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2001. Tại đây, Ths. Bs Mai Văn Sâm cùng PGS.TS.Bs Trần Ngọc Lương và một số cộng sự đã đặt nền móng hình thành nên khoa ngoại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Anh gắn bó với khoa mười năm, trước khi quay về trường Đại học Y Hà Nội làm công tác giảng dạy. Cố vấn chuyên môn tại nhiều Bệnh viện: Việt Pháp, Bưu điện, bệnh viện 108, bệnh viện quân y 354...; Chủ tịch CLB người bệnh ung thư tuyến giáp và các bệnh lý tuyến giáp.
Bác sĩ Mai Văn Sâm đang tư vấn cho bệnh nhân
Bác sĩ Mai Văn Sâm cho biết: “Theo báo cáo tại lễ công bố kết quả dự án tầm soát và nâng cao nhận thức cho người dân Việt Nam về bệnh lý rối loạn tuyến giáp do Bệnh viện Nội tiết Trung ương phối hợp với Quỹ “The Merck Family” tổ chức vào tháng 11 vừa qua, thì hiện nay trên thế giới có khoảng 200 triệu người mắc bệnh lý tuyến giáp. Tại Việt Nam, chỉ tính trong giai đoạn 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh lý tuyến giáp đến khám và điều trị tại bệnh viện đã tăng hơn 6 lần. Đặc biệt, đối với ung thư tuyến giáp, trong vòng 10 năm trở lại đây, đây là loại ung thư có tốc độ gia tăng cao hơn bất kỳ loại ung thư nào. Ở nước ta, chứng bệnh ung thư này xếp hàng thứ 8 trong các loại ung thư thường gặp ở nữ giới với hơn 210.000 ca mắc mới mỗi năm, tăng gấp 4 lần so với trước đây, do đó, nhu cầu thực hiện phẫu thuật tuyến giáp là rất cao”. Phẫu thuật tuyến giáp sẽ được chỉ định khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc các bệnh về u tuyến giáp, ung thư tuyến giáp và bệnh cường giáp. Trong các trường hợp được chỉ định phẫu thuật tuyến giáp, các chuyên gia cũng khuyến cáo nên mổ sớm sẽ phòng tránh được nguy cơ ung thư. Hiện nay, nói về các phương pháp phẫu thuật tuyến giáp thì phương pháp mổ mở được xem là lựa chọn tối ưu nhất với ưu điểm áp dụng được trên 100% bệnh nhân và hạn chế tai biến ở mức tối đa. Tuy nhiên, nhắc đến mổ mở, hầu hết bệnh nhân tuyến giáp đều e ngại về tình trạng sẹo xấu, sẹo sâu sau phẫu thuật. Hiểu được những lo lắng của bệnh nhân, bác sĩ Mai Văn Sâm luôn thận trọng trước mỗi lần thực hiện phẫu thuật. Anh cho biết: “Mỗi bệnh nhân đều có một đường mổ riêng. Phẫu thuật mổ tuyến giáp cải thiện quan trọng là phải thay đổi tư duy đường mổ. Đây là tiêu chí vô cùng quan trọng quyết định thành công của ca mổ và bảo đảm tính thẩm mỹ sau mổ cho bệnh nhân”.
Bác sĩ Mai Văn Sâm thăm hỏi Bệnh nhân
Mới thực hiện phẫu thuật tuyến giáp được một ngày, chị Trần Thị Ngọc Thùy, quê ở Hợp Châu, Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã có thể nói chuyện và sinh hoạt bình thường. Bản thân chị mới phát hiện u tuyến giáp gần đây, rồi được chỉ định phẫu thuật. Ban đầu chị khá lo lắng, hồi hộp vì chưa biết mổ sẽ như thế nào, có đau không, có biến chứng gì hay không? Đặc biệt là phụ nữ, chị rất quan tâm tới vấn đề thẩm mỹ. Qua tư vấn của nhiều người, chị tìm đến bác sĩ Mai Văn Sâm để thăm khám. Chị cho biết: “Tôi đã tham khảo nhiều người mổ tuyến giáp trước mình, ai cũng khen ngợi năng lực của bác sĩ Sâm, bản thân tôi cũng được nhìn các vết mổ của các bệnh nhân trước, đúng là tính thẩm mỹ rất cao, nên tôi đã tìm tới bác sĩ Sâm. Và đúng như mong đợi, ca mổ của tôi đã thành công. Rất cảm ơn bác sĩ cũng như kíp mổ”. Còn điều dưỡng Nguyễn Thị Điệp, điều dưỡng trưởng của Bệnh viện quốc tế Việt Pháp lại dành cho bác sĩ Sâm những lời ngợi khen về trách nhiệm, y đức của người thầy thuốc: “Với hơn 40 năm kinh nghiệm làm phòng mổ, được tiếp xúc với nhiều giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước, nhiều kíp mổ khác nhau, tôi nhận thấy bác sĩ Sâm quả là một người thầy thuốc vừa có tài, vừa có tâm. Mặc dù bệnh nhân đông, áp lực công việc lớn nhưng anh luôn thể hiện trách nhiệm với công việc, ôn hòa, đúng mực với bệnh nhân cũng như đồng nghiệp. Còn trong phẫu thuật, chưa khi nào bản thân tôi thấy bệnh nhân gặp biến chứng qua bàn tay phẫu thuật của bác sĩ Sâm”.
Ai gặp bác sĩ Mai Văn Sâm ở ngoài đời đều có thể cảm thấy sự điềm đạm, gần gũi mà vô cùng tận tâm trong công việc của anh. Hai mươi năm cầm dao mổ, người bác sĩ ấy vẫn ngày ngày mang niềm tin và sự sống trao lại cho những bệnh nhân của mình. Giờ đây “đôi bàn tay ma thuật” trong phẫu thuật tuyến giáp của bác sĩ Mai Văn Sâm đã nổi tiếng khắp cả nước, được nhiều người biết đến. Anh trở thành người “tiếp lửa”, giúp các bệnh nhân thoát khỏi mặc cảm bệnh tật, tự tin, hòa nhập với cuộc sống. Và đặc biệt anh là người truyền dạy những kỹ thuật mổ độc đáo cho các bác sỹ trẻ, các bác sỹ trưởng phó các trung tâm phẫu thuật tuyến giáp trên cả nước.
Nguồn Tạp chí thông tin Đối ngoại và khoa học