KHÁM CHỮA BỆNH KHÔNG ĐÚNG CHUYÊN KHOA

1. Chuyên khoa sâu là chỉ khám và chữa một cơ quan hoặc một hệ thống. Ví dụ hệ tiêu hóa gồm dạ dày, gan, ruột.  Hệ tiết niệu gồm thận, niệu quản, bàng quang, tinh hoàn. Hệ nội tiết gồm các tuyến nội tiết như tuyến giáp, tuyến yên...

2. Không chuyên khoa tức là khám chữa bệnh đa khoa, nhiều bộ phận, nhiều cơ quan

Như vậy:

-  Khi Bs khám chữa chuyên khoa sẽ đi sâu vào tìm hiểu và điều trị một cơ quan và bộ phận, do đó sẽ có rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm về bệnh đó

- Còn bs đa khoa thì bệnh gì cũng biết, nhưng mỗi bệnh biết một tý cho nên không thể điều trị tốt bằng bs chuyên khoa

Do đó khi bị bệnh bạn cần lưu ý

1. Các bệnh lý ở đầu, sọ não phải đến chuyên khoa thần kinh, có thể thêm chuyên khoa tai mũi họng, nội tiết

2. Các bệnh lý ở răng miệng, lợi phải đến bs chuyên khoa răng hàm mặt

3. Các bệnh lý ở mắt phải đến bs chuyên khoa mắt hoặc nội tiết nếu có lồi mắt

4. Các bệnh lý ở tai, mũi, họng, xoang, thối tai phải đến chuyên khoa tai mũi họng

5. Các bệnh lý về cột sống cổ, thắt lưng, xương khớp,  tay chân phải đến chuyên khoa cơ xương khớp

6. Các bệnh lý đường tiêu hóa như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa phải đến chuyên khoa tiêu hóa

7. Các bệnh lý về gan mật phải đến chuyên khoa gan mật

8. Các bệnh lý về hô hấp, khó thở, hen, lao phải đến chuyên khoa hô hấp

9. Các bệnh lý về tim mạch, mạch máu, huyết áp phải đến chuyên khoa tim mạch hoặc nội tiết nếu có sút cân, mạch nhanh

10. Các bệnh về da, hoa liễu như ghẻ lở, hắc lào phải đến chuyên khoa da liễu

11. Các bệnh về dị ứng, bệnh hệ thống như lupus phải đến chuyên khoa miễn dịch dị ứng

12. Các bệnh về truyền nhiễm như sốt xuất huyết, covit, sốt rét... phải đến chuyên khoa  truyền nhiễm, lâm sàng nhiệt độ

13. Bệnh phụ nữ phải đến chuyên khoa sản, phụ khoa

14. Bệnh nam giới, bệnh "LLL" = lâu lên lắm , phải khám chuyên khoa Nam học

15. Các bệnh về thận, niệu quản, bàng hoàng, tinh hoàn phải đến chuyên khoa tiết niệu

16. Các khiếm khuyết cơ thể như không có tai, teo vú, mũi tẹt, cằm lép... Phải đến chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ để phóng to thu nhỏ, đắp gọt

17. Các bệnh ác tính, các khối u ác tính không thể mổ đc cần phải truyền hóa chất, chiếu xạ thì phải đến chuyên khoa ung bướu, BV K.

18. Các bệnh về nội tiết như tuyến giáp, đái tháo đường, các cơ quan nội tiết khác thì phải đến chuyên khoa nội tiết đái tháo đường

19. Các bệnh về máu như ung thư máu, ung thư hạch thì phải đến chuyên khoa huyết học

20. Các bệnh về tâm thần kinh như mất ngủ, tâm thần, trầm cảm thì phải đến chuyên khoa tâm thần, tâm lý

21. Các bệnh mãn tính mà tây y điều trị không hiệu quả thì gặp chuyên khoa Đông y

22. Các chấn thương sau mổ, các di chứng sau mổ cần hồi phục nhanh, hoàn toàn thì đến chuyên khoa vật lý trị liệu

23. Đặc biệt phải chú ý các khối u ở bộ phận nào thì đến chuyên khoa đó, tránh tình trạng có khối u nào cũng đến chuyên khoa ung bướu.

Nguồn: Bs Mai Văn Sâm 0912290206

 

Liên kết