PHẾ CẦU KHUẨN GÂY BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, PHÒNG NGỪA

Phế cầu khuẩn là tác nhân thường được phát hiện trong tình trạng đồng nhiễm, bội nhiễm ở nhiều bệnh nhân Covid-19, COPD, cúm,… Không chỉ gây bệnh nặng, nguy cơ để lại nhiều di chứng ở hệ thần kinh, hệ hô hấp… mà vi khuẩn phế cầu ngày càng kháng kháng sinh khiến việc điều trị vô cùng khó khăn và tốn kém.

Vắc xin phế cầu khuẩn có phải là vắc xin phòng covit có tác dụng chống viêm phổi không?

1. Phế cầu khuẩn là vi khuẩn không phải vi rút.

Phế cầu khuẩn. Có nghĩa là vi khuẩn hình cầu gây viêm phổi là chính và gây ra các bệnh khác như sau:

- Viêm phổi

- viêm màng não

- viêm tủy sống

- nhiễm trùng tai

- nhiễm khuẩn huyết

2. Các đối tượng sau nên tiêm vắc xin phế cầu khuẩn

- Người trên 65 tuổi

- Người bị tiểu đường, hen, viêm phổi tắc nghẽn, HIV, sau điều trị hóa chất

- Người nghiện rượu, hút thuốc

- Người trải qua phẫu thuật nặng, phải thở máy, phải chăm sóc đặc biệt

3. Những ai không cần tiêm

Tất cả những người khỏe mạnh từ 18 đến 50 tuổi

4.Vắc-xin phế cầu khuẩn hoạt động như thế nào?

Có hai loại vắc-xin phế cầu khuẩn được sử dụng để bảo vệ chống lại các loại nhiễm trùng khác nhau, gồm:

- PCV13 (hay Vắc-xin Prevenar 13) giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi 13 loại vi khuẩn nguy hiểm nhất gây viêm phổi.

- PPSV23 ( Pneumon 23) bảo vệ cơ thể chống lại thêm 23 loại vi khuẩn gây viêm phổi khác. Mặc dù không thể ngăn ngừa mọi tác nhân gây viêm phổi, nhưng loại vắc-xin này có tác dụng chống lại hơn 30 loại vi khuẩn phổ biến và nghiêm trọng.

Những người cần tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn nên tiêm cả hai mũi: đầu tiên, tiêm PCV13 và sau đó tiêm PPSV23 một năm sau đó.

Đối với trường hợp nguy cơ nhiễm bệnh cao thì thời gian giữa 2 mũi là 8 tuần.

5. Phế cầu khuẩn lây lan như thế nào?

Phế cầu khuẩn lây lan qua ho, hắt hơi và tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh.

Các triệu chứng của bệnh phế cầu khuẩn phụ thuộc vào bộ phận nào của cơ thể bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, ho, khó thở, đau ngực, cứng cổ, lú lẫn và mất phương hướng, nhạy cảm với ánh sáng, đau khớp, ớn lạnh, đau tai, mất ngủ và khó chịu. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh do phế cầu khuẩn có thể gây mất thính lực, tổn thương não và tử vong.

Như vậy vắc xin phế cầu khuẩn không phải là vắc xin phòng covit và phòng viêm phổi như quảng cáo. Mọi người hãy đọc kỹ để có kiến thức cho riêng mình.

Nguồn Bác sỹ Mai Văn Sâm

Liên kết