CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

Sáng ngày 27/4/2021, Đoàn công tác của Công đoàn Giáo dục Việt Nam do ông Nguyễn Ngọc Ân - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành đến thăm và làm việc tại trường, đồng thời thực hiện phóng sự “Sáng kiến tiêu biểu giai đoạn 2017-2021” tại khoa Công nghệ Hóa học & Môi trường – trường Đại học SPKT Hưng Yên.

Đón tiếp đoàn về phía nhà trường có: PGS.TS Chu Văn Tuấn - Phó Hiệu trưởng nhà trường; TS. Nguyễn Thị Thúy - Chủ tịch Công đoàn trường; TS. Nguyễn Trọng Nghĩa - Trưởng khoa CN Hóa & Môi trường; ông Nguyễn Tiến Dương - trưởng phòng HCQT; ông Hoàng Hải Hưng - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh &Truyền thông.

Khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường đã có hơn 10 năm kinh nghiệm đào tạo nhân lực trong những lĩnh vực này với đội ngũ giảng viên đào tạo tại nước ngoài có trình độ chuyên môn cao. Ngoài nhiệm vụ đào tạo, các giảng viên trong khoa còn tích cực tham gia NCKH với nhiều công trình có ý nghĩa thực tiễn cao. Từ năm 2019 đến nay giảng viên của khoa có 02 sáng chế được đăng kí tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, 01 giống lúa mới được Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận lưu hành:

- Giống lúa HY198 - Nhóm tác giả: Hoàng Thị Loan, Trần Trung, Trần Duy Quý được cục Trồng trọt công nhận lưu hành, đã được khảo nghiệm quốc gia, khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất. Tổng diện tích khảo nghiệm tại các tỉnh phía bắc năm 2017-2018 là 247,7 ha, năm 2019-2020 là 139 ha. Giống lúa HY198 đã được Cục trồng trọt-Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống lúa sản xuất thử nghiệm các tỉnh phía Bắc theo số 30/QĐ-TT-CLT ngày 25 tháng 01 năm 2019 và cho mở rộng vùng sản xuất theo thông báo số 280/TT-CLT ngày 29 tháng 05 năm 2019.

- Hai sáng chế nhằm nâng cao khả năng bám dính của cao su thiên nhiên lên bề mặt thép của nhóm tác giả: Đặng Việt Hưng, Bùi Chương, Nguyễn Trọng Quang gồm sáng chế “Phương pháp nâng cao độ bám dính của cao su thiên nhiên với thép sử dụng ôxít sắt từ (Fe3O4) và các vật liệu cao su kết hợp với thép (vật liệu không thể tách dời) sản xuất theo phương pháp này” đề cập đến phương pháp nâng cao độ bám dính của cao su trên cơ sở cao su thiên nhiên (NR) với bề mặt vật liệu thép sử dụng ôxít sắt từ (Fe3O4) nhằm tối ưu đơn pha chế của cao su và quy trình xử lý bề mặt thép. Và sáng chế “Phương pháp nâng cao độ bám dính của cao su thiên nhiên với thép sử dụng bariferit (BaFe12O19) và các vật liệu cao su kết hợp với thép (vật liệu không thể tách dời) sản xuất theo phương pháp này” đề cập đến phương pháp nâng cao độ bám dính của cao su trên cơ sở cao su thiên nhiên (NR) với bề mặt vật liệu thép sử dụng bariferit (BaFe12O19) nhằm tối ưu đơn pha chế của cao su và quy trình xử lý bề mặt thép. Hai sáng chế này đã được gửi tham dự cuộc thi “Hirvatski salon innovacia S me đunarodnim sudjelovanjem international invention show” tại Zagreh,croatia, tháng 11 năm 2020 và đã giành huy chương vàng.

Một số hình ảnh đoàn công tác:

 

Liên kết